Tin tức - Hoạt động

38 tác giả đạt giải Cuộc thi viết “Kỷ niệm sâu sắc về nước Nga và tình hữu nghị Việt-Nga”

Cuộc thi do Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga phát động ngày 17/6/2017 nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã có sự tham gia của đông đảo hội viên, những người bạn của Hội, những người quý trọng tình hữu nghị, hợp tác Việt – Xô/Việt – Nga.

Ban tổ chức Cuộc thi nhận được 327 tác phẩm dự thi gồm nhiều thể loại,  văn xuôi, thơ, tranh, ảnh, bằng tiếng Việt và tiếng Nga. Có cả công dân LB Nga tham gia, nhưng hầu hết các tác giả là người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, sinh sống, làm việc ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều tác giả đã từng học tập và làm việc ở Liên Xô/LB Nga nhưng cũng có những người chưa một lần đặt chân đến xứ sở này.

cmtm8

Tham gia Cuộc thi là các cựu chiến binh, kỹ sư, viên chức, công nhân, sinh viên, nhà văn, nhà báo… . Tất cả đều  có những trang viết chân thực, thắm đậm tình cảm quý trọng, biết ơn đất nước, nhân dân Liên Xô, nhân dân Nga đã kề vai, sát cánh với nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến gian khổ và trong giai đoạn khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước thống nhất, hòa bình. Xuyên suốt các tác phẩm dự thi là hình ảnh những thầy giáo, cô giáo Nga tận tình truyền thụ kiến thức khoa học cho sinh viên Việt Nam; là những sĩ quan, chuyên gia quân sự Liên Xô bất chấp mọi hiểm nguy của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân khốc liệt của đế quốc Mỹ  vẫn bám sát trận địa để giúp bộ đội Việt Nam sử dụng hiệu quả những vũ khí, khí tài hiện đại; là những công trình sư, kỹ sư Nga trên các công trường thủy điện, nhiệt điện; là những bà mẹ Nga phúc hậu luôn luôn thương yêu, chia sẻ nỗi buồn xa nhà của sinh viên, công nhân lao động Việt Nam… Toàn bộ các tác phẩm gửi đến Cuộc thi làm nên một bức tranh toàn cảnh đa sắc và sống động gợi nhớ những kỷ niệm hết sức tươi đẹp về xứ sở Bạch Dương và con người  nơi đây, về những biểu hiện sáng ngời của tình hữu nghị anh em bền chặt và sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu mà nước Nga dành cho Việt Nam cũng như sự hợp tác toàn diện cùng có lợi giữa hai nước hiện nay.

Cùng với những tác phẩm dự thi gửi qua thư điện tử, nhiều bài vở được gửi đến Ban tổ chức qua đường bưu điện.

Cùng với những tác phẩm dự thi gửi qua thư điện tử, nhiều bài vở được gửi đến Ban tổ chức qua đường bưu điện.

Ban giám khảo Cuộc thi gồm những nhà văn, nhà báo có uy tín, có nhiều năm tháng gắn bó với đất nước Xô-viết, Liên bang Nga và  nhiều năm tham gia hoạt động Hội đã được Trung ương Hội Hữu nghị Việt – Nga thành lập. Ban giám khảo đã làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất. Ngày 26/6/2018, ông Trần Bình Minh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga, đã ký Quyết định về việc trao giải của Cuộc thi cho 38 tác giả, cụ thể như sau.

cmtm1

I- Giải đặc biệt: Không có.

II- Giải nhất, trị giá mỗi giải 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng:

1.    Ông Nguyễn Đắc Tấn, cựu chiến binh, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; tác phẩm “Một lần cùng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô về thăm quê Bác”.

2.    Bà Nguyễn Thị Ngân, Giáo viên, TP Hồ Chí Minh; tác phẩm “Có một tâm hồn văn học Nga trong tôi”.

3.    Bà Nguyễn Hạnh An, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tác phẩm “Mối tình bất tử trên đất nước Bạch Dương”.

III-Giải nhì, trị giá mỗi giải 5.000.000 (năm triệu) đồng:

1.    Ông Nguyễn Trọng Tân, Nhà văn, TP Hà Nội; tác phẩm “Tình yêu xứ Bạch Dương của người chưa từng đến nước Nga”.

2.    Ông Nguyễn Thụy Anh, Cựu chiến binh, TP Hà Nội; tác phẩm “Nhớ về chuyên gia Liên Xô duy nhất được Việt Nam tặng 3 Huân chương Chiến công”.

3.    Ông Lê Thanh Bình, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao; tác phẩm “Trở lại nước Nga vinh danh thầy giáo cũ”.

4.    Ông Ninh Công Khoát, cựu chiến binh, TP Hà Nội; tác phẩm “Ký ức nghĩa tình của người cựu chiến binh xô-viết”.

5.    Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, tỉnh Bắc Giang; tác phẩm “Lutmila Mikhailopna – cô giáo, người mẹ Nga của tôi”.

IV-Giải ba, trị giá mỗi giải 3.000.000 (ba triệu) đồng:

1.    Bà Đặng Thị Huế, báo Nhân Dân điện tử tiếng Nga; tác phẩm “Ngày 23 ấy”.

2.    Bà Lê Thị Hiệp, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương; tác phẩm “Những học trò của mối quan hệ Việt-Xô và Việt-Nga ngày nay”.

3.    Ông Phạm Xuân Tiên, Hà Đông, TP Hà Nội; tác phẩm “Ấn tượng sâu sắc về gia đình người Nga”.

4.    Ông Nguyễn Xuân Đàm, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; tác phẩm “Vượt ngàn dặm xa, thăm lại thầy cũ, trường xưa”.

5.    Bà Đặng Thị Hảo, tỉnh Bắc Giang; tác phẩm “Nhớ lại”.

6.    Ông Vũ Ngọc Lân, TP Hà Nội; tác phẩm “Ba người mẹ Nga”.

7.    Ông Bùi Văn Tưởng, báo Hòa Bình, TP Hòa Bình; tác phẩm “Nhớ mãi những người bạn Nga ngày ấy trên sông Đà”.

8.    Ông Vũ Nho, Nhà văn, TP Hà Nội; tác phẩm “Những kỷ niệm tiếng Nga”.

9.    Ông Mai Quang Huy, báo điện tử “Thời đại” tiếng Nga; tác phẩm “Bạn tôi, Xa-sa Ghe-xíc”.

10. Ông Lê Thanh Vạn, Chi hội Hữu nghị Việt-Nga Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; tác phẩm “Quan hệ Việt-Nga qua câu chuyện của một cán bộ ngoại giao”.

V- Giải khuyến khích, trị giá mỗi giải 2.000.000 (hai triệu) đồng.

1.    Ông Trần Văn Cường, TP Hà Nội; tác phẩm “Thơ song ngữ về tình hữu nghị Việt-Nga”.

2.    Bà Nguyễn Thị Thu Thanh, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tác phẩm “Những năm tháng không bao giờ quên”.

3.    Ông Trần Quang Hiển, TP Ninh Bình; tác phẩm “Nước Nga trong tôi”.

4.    Ông Mai Khoa Thức, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tác phẩm “Cảm nhận về phong cách, văn hóa và con người nước Nga”.

5.    Bà Đào Minh Thu, TP Bắc Giang; tác phẩm “Hoài niệm”.

6.    Bà Nguyễn Thị Lan, TP Hải Dương; tác phẩm “Bình bài thơ “Gửi Puskin”.

7.    Bà Lê Thị Thu Thanh, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; tác phẩm “Tôi yêu nước Nga qua những trang sách”.

8.    Ông Thái Xuân Nựu, TP Hồ Chí Minh; tác phẩm “Những kỷ niệm đầu tiên về nước Nga không bao giờ phai”.

9.    Ông Bùi Đức Quý, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội; tác phẩm “Hoài niệm về người thầy”.

10. Bà Nguyễn Thị Khoáng, Công an tỉnh Đồng Tháp; tác phẩm “Ca-chiu-sa – bài ca sống mãi”.

11. Ông Trịnh Trang, TP Hà Nội; tác phẩm “Mối tình thoáng qua trên bờ sông Neva”.

12. Ông Quán Vi Miên, tỉnh Bình Dương; tác phẩm “Trại hè trên sông Akhtuba”.

13. Ông Vũ Tất Tiến, TP Hà Nội; tác phẩm “Kỷ niệm đẹp về cô giáo Nga”.

14. Ông Trần Trọng Thùy, TP Nam Định; tác phẩm “Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với đội ngũ công nhân dệt Nam Định”.

15. Ông Hà Minh Huệ, TP Hà Nội; tác phẩm “Thầy Vô-lô-đi-a kính mến của tôi”.

16. Ông Lê Xuân Thắng, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; tác phẩm “Điểm cho lòng dũng cảm”.

17. Ông Nguyễn Đình Hoàn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; tác phẩm “Lời hứa chưa trọn vẹn với cô giáo”.

18. Ông Nguyễn Đức Hòe, huyện Nam Trực, TP Nam Định; tác phẩm “Nhớ mãi thầy Bét-xô-nốp”.

19. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội; tác phẩm “Nước Nga – Tổ quốc thứ hai của tôi”.

20. Ông Hoàng Thế Ngữ, TP Hà Nội; tác phẩm “Kỷ niệm trên chuyến bay”.

Ngoài số lượng giải thưởng đã quy định trong Thể lệ cuộc thi, Trung ương Hội Hữu nghị Việt - Nga cũng sẽ tặng thưởng một số Hội Hữu nghị Việt - Nga địa phương đã có thành tích động viên đông đảo hội viên và bạn bè của Hội hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.

Sắp tới, Ban tổ chức Cuộc thi sẽ trân trọng gửi Thông báo chính thức đến từng tác giả đạt giải. Dự kiến, Lễ tổng kết Cuộc thi và trao giải sẽ tổ chức chiều 28/7/2018 trong khuôn khổ Hội nghị giao ban toàn quốc hàng năm lần thứ XII của Hội Hữu nghị Việt – Nga tại thành phố Lạng Sơn.

                           P.V.

Dòng sự kiện

Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn
Về khu tưởng niệm chiến tranh ở Kha-tưn, Cộng hòa Bê-la-rút.
THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI
Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 rất đỗi thiêng liêng với mọi người dân Liên bang Nga.