Tin tức - Hoạt động

CUỘC THI VẼ TRANH THIẾU NHI VIỆT - NGA LẦN THỨ BA, NĂM 2018

Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ III do bốn đơn vị đồng tổ chức: Hội Hữu nghị Việt - Nga, Hội Hữu nghị Nga - Việt, Phân viện Puskin Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội, bắt đầu từ ngày 1/3/2018. Sau đây là Thể lệ cuộc thi.

THỂ LỆ

cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ III kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Nga – Việt và 95 năm ngày Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến nước Nga

Ý tưởng của cuộc thi “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga”

Ngày nay trẻ em Nga nhìn nhận về Việt Nam như thế nào? Trẻ em Việt Nam nhìn nhận về nước Nga ra sao? Hai nước chúng ta hoàn toàn không giống nhau: Việt Nam và Nga mỗi nước đều có truyền thống, văn hóa và thiên nhiên rất khác nhau. Nhưng lại có điểm gì đó đặc biệt làm cho hai nước rất gần gũi. Vậy điều gì làm cho chúng ta khác biệt, và điều gì làm nên sự tương đồng?    

Nhiệm vụ đặt ra cho cuộc thi này là khích lệ trẻ em tìm hiểu nhiều hơn nữa về nước bạn và thể hiện hiểu biết của mình qua những bức tranh, vì tranh của trẻ em bao giờ cũng phản ánh sinh động và chân thực thế giới xung quanh. Qua miêu tả cuộc sống của người Việt Nam và người Nga trên tranh vẽ, trẻ em của hai nước sẽ mở rộng nhãn quan, học được cách tôn trọng các dân tộc khác và thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế.

Ban giám khảo cuộc thi

Ban giám khảo cuộc thi "Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga" lần thứ hai

Ban Giám khảo của Cuộc thi gồm có đại diện các ĐSQ, Lãnh sự quán, các tổ chức xã hội, những nhà hoạt động nghệ thuật, văn hóa, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, đại diện giới doanh nhân Nga và Việt Nam.

1. Các đơn vị tổ chức Cuộc thi

Cuộc thi vẽ tranh do Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hội Hữu nghị Việt - Nga phối hợp Phân viện Puskin Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội đồng tổ chức.

Các đơn vị đồng tổ chức đảm bảo:

- Điều kiện như nhau đối với tất cả các thí sinh;

- Thông tin, quảng bá về cuộc thi;

- Tổ chức cuộc thi, xem xét, đánh giá các tác phẩm dự thi;

- Trao thưởng cho các thí sinh thắng cuộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ của Cuộc thi

2.1. Cuộc thi nhằm:

- Khơi gợi, giáo dục đạo đức và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ;

- Hướng thế hệ trẻ tới những giá trị đạo đức - tinh thần

- Phát hiện và khích lệ những tài năng trẻ;

- Tạo môi trường sáng tạo, giao tiếp, giao lưu giữa thanh thiếu niên Việt Nam và Nga.

2.2. Bằng việc thể hiện cách nhìn, sự hiểu biết của mình về nước bạn qua các bức tranh, các em sẽ hiểu biết thêm về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, truyền thống của hai nước và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

3. Điều kiện tổ chức Cuộc thi:

3.1. Bản quyền đối với các tác phẩm dự thi thuộc về Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hội Hữu nghị Việt – Nga, Phân viện Puskin Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội.

3.2. Đối tượng dự thi:

- Tại LB Nga: Học sinh người Nga, người Việt Nam của các trường phổ thông, trường bổ túc, trường trung học chuyên.

- Tại Việt Nam: Học sinh người Việt Nam, người Nga của các trường phổ thông, trường bổ túc, trường trung học chuyên.

3.3. Các đối tượng dự thi chia thành 3 nhóm lứa tuổi:

- Nhóm từ 6 đến 8 tuổi;

- Nhóm từ 9 đến 12 tuổi;

- Nhóm từ 13 đến 16 tuổi.

3.4. Các đề tài, hạng mục của cuộc thi, số lượng giải thưởng ở mỗi hạng mục do Ban Tổ chức (thành phần bao gồm đại diện Hội Hữu nghị Nga -Việt, Hội Hữu nghị Việt – Nga, Phân viện Puskin Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội) quyết định. Thông tin về cuộc thi được đăng tải trên website của hai Hội, trên tạp chí Bạch Dương và của Phân viện Puskin Hà Nội, Cung Thiếu nhi Hà Nội.

3.5. Cuộc thi được tiến hành đồng thời ở Nga và Việt Nam, cùng thời gian, với những điều kiện dự thi như nhau.

3.6. Tác phẩm dự thi sẽ không trả lại.

Hai em đoạt Giải Lớn của Cuộc thi lần thứ hai chụp ảnh chung với Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga Trần Bình Minh, Đại sứ Nga tại Việt Nam K. Vnukov, Giám đốc Trung tâm KH&VH Nga tại Hà Nội N. Shafinskaya.

Hai em đoạt Giải Lớn của Cuộc thi lần thứ hai chụp ảnh chung với Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga Trần Bình Minh, Đại sứ Nga tại Việt Nam K. Vnukov, Giám đốc Trung tâm KH&VH Nga tại Hà Nội N. Shafinskaya.

4. Yêu cầu đối với tác phẩm dự thi

4.1. Các tác phẩm dự thi (tranh vẽ) phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Kích thước tranh không nhỏ hơn 30x40 cm và không lớn hơn 50x70 cm;

- Chất liệu thể hiện tranh có thể là đồ họa (bút chì) hoặc màu bột, màu nước, phấn màu, sơn dầu, mực màu;

- Không được đóng khung gỗ hoặc dàn tranh  trên carton;

- Lề tranh (bo tranh) không nhỏ hơn 0,5 cm;

- Mặt sau ghi bằng bút chì tên tác phẩm, họ tên tác giả, địa chỉ và điện thoại (có ghi mã vùng) để có thể liên hệ với bố, mẹ hoặc với người giám hộ chính thức của tác giả;

Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về những sai sót, nhầm lẫn về thông tin cá nhân cũng như nội dung dự thi từ phía người dự thi.

- Mỗi tác phẩm phải kèm theo thư của bố, mẹ hoặc của người đại diện cho tác giả, khẳng định đồng ý trao quyền sử dụng tranh cho các đơn vị tổ chức (Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hội Hữu nghị Việt - Nga và Phân viện Puskin Hà Nội, Cung Thiếu nhi Hà Nội).

4.2. Chủ đề của tác phẩm dự thi:

I. Lịch sử Hội Hữu nghị Nga – Việt và tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam có nhiều dấu mốc. Ban tổ chức nêu ra với các em tham gia Cuộc thi một danh mục những sự kiện quan trọng để từ đó các em có thể lựa chọn chủ đề thích hợp với mình.

a.      Ngày 31/7/1958, tại Moskva diễn ra hội nghị thành lập Hội Hữu nghị Xô-Việt (OSVD): Hội Hữu nghị ra đời tại đó. Từ năm 1965 – 1991 Chủ tịch Hội Hữu nghị là phi công vũ trụ Liên Xô, Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Việt Nam Ghéc-man Ti-tốp.

b.     Trong những năm chiến tranh ở Việt Nam (từ 1965 – 1974) Hội Hữu nghị cùng với các đoàn thể xã hội khác đã tham gia phong trào đoàn kết với Việt Nam kháng chiến. Đã tổ chức hàng nghìn cuộc mít-tinh, hội nghị mà tại đó những người tham dự đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chống Việt Nam.

c.      Năm 1962 Ghéc-man Ti-tốp sang thăm Việt Nam. Trong buổi đi thăm Vịnh Hạ Long, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tặng nhà du hành vũ trụ một hòn đảo. “Từ nay hòn đảo này sẽ mang tên Ti-tốp – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy -. Ghéc-man thân mến, thay mặt nhân dân Việt Nam, Bác tặng Ghéc-man hòn đảo này”. Năm 2015, trên đảo Ti-tốp đã khánh thành Tượng đài Ghéc-man Ti-tốp. Hội Hữu nghị Nga – Việt và Hội Hữu nghị Việt – Nga đã góp phần to lớn vào việc xây dựng Tượng đài đó.

d.     Sau chiến tranh, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng những công trình hạ tầng then chốt phục vụ nền kinh tế Việt Nam, như các nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, xi-măng Bỉm Sơn, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, cầu Thăng Long. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khen ngợi lao động quên minh của các chuyên gia Liên Xô: “Dưới nắng nóng gay gắt ở vùng nhiệt đới, trên các công trường, ở các hầm mỏ, trên núi cao, rừng hiểm ít người đi tới – đâu đâu các chuyên gia Liên Xô cũng thể hiện tinh thần nhiệt tình cách mạng cao cả và đức hy sinh quên mình, sát cánh cùng nhân dân Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam. Đó là những người con đáng kính của đất nước Xô-viết, những người anh em quý mến của nhân dân Việt Nam mà toàn thể nhân dân Việt Nam đều yêu mến và kính trọng”.

e.      Phương hướng mới của sự hợp tác Xô – Việt trong những năm 80 là công tác đào tạo lao động lành nghề cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nhà máy, xí nghiệp, công trường của Liên Xô. Đến đầu những năm 1990 đã có hơn 100 nghìn thanh niên nam nữ Việt Nam học tập và lao động tại nhiều thành phố Liên Xô.

f.       Năm 1980 quan hệ giữa hai nước đã có một sự thăng hoa: với sự giúp đỡ của Liên Xô, vào tháng 7/1980, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vích-to Go-rơ-bát-cô đã thực hiện chuyến bay vũ trụ phối hợp lên tổ hợp nghiên cứu khoa học “Chào mừng 6” – “Liên hợp 36” – “Liên hợp 37”.

g.     Năm 1990, tại Moskva khánh thành Tượng đài Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. Hiên nay trong khuôn viên cây xanh bên cạnh Tượng đài có các Cây Hữu nghị do các nhà lãnh đạo Việt Nam trồng: đó là nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,  Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sáng kiến trồng Cây Hữu nghị tại đây thuộc về Hội Hữu nghị Nga – Việt.

h.     Năm 2011, theo đề nghị của Thường vụ Trung ương Hội Hữu nghị Nga – Việt, một đầu máy xe lửa chạy điện của cung đường sắt thuộc tập đoàn Đường sắt Nga đã được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Trong năm 2018 kỷ niệm 95 năm ngày Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đến nước Nga (30 tháng 6 năm 1923 – 30 tháng 6 năm 2018)

a. Thời gian hơn 6 năm sống và hoạt động của Hồ Chí Minh ở nước Nga (từ 1923 đến 1938); quá trình Người học tập tại các trường chính trị ở Moskva và công tác ở Cục Phương Đông của Quốc tế cộng sản;

 b. Công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây đắp tình hữu nghị và sự hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nga.

Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt Vladimir Buyanov (thứ hai bên trái) tiếp các em thiếu nhi Việt Nam đoạt Giải Lớn cuộc thi lần thứ hai đi thăm Nga (tháng 7/2017)

Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt Vladimir Buyanov (thứ hai bên trái) tiếp các em thiếu nhi Việt Nam đoạt Giải Lớn cuộc thi lần thứ hai đi thăm Nga (tháng 7/2017)

5. Thời gian tiến hành Cuộc thi

5.1. Ở Nga

Cuộc thi được tiến hành theo hai giai đoạn:

Giai đoạn I: từ ngày 15 tháng 1 đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2018. Hạn cuối cùng gửi tranh dự thi là ngày 15 tháng 5 năm 2018 (tính theo dấu bưu điện). Sau khi phân loại các tác phẩm dự thi bước đầu, sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn II.

Giai đoạn II: diễn ra từ ngày 30 tháng 5 năm đến 15 tháng 7 năm 2018 tại Moskva.

Tranh dự thi gửi về theo địa chỉ: 117105, TP. Moskva, Đại lộ Varsava, 23, Hội Hữu nghị Nga-Việt. Ảnh chụp tranh dự thi gửi vào hộp thư điện tử: [email protected]

5.2. Ở Việt Nam

Cuộc thi được tiến hành từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 31 tháng 5 năm 2018. Hạn cuối cùng gửi tranh dự thi là ngày 15 tháng 5 năm 2018 (tính theo dấu bưu điện).

Các tác phẩm dự thi gửi về địa chỉ: Phân viện Puskin, số 4, Nguyễn Công Hoan, TP. Hà Nội

Ảnh chụp tác phẩm dự thi (dung lượng từ 4 MB trở lên) gửi theo địa chỉ hòm thư điện tử: [email protected]  hoặc [email protected]

6. Tổng kết cuộc thi

Tất cả tranh dự thi được Ban Giám khảo nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu kín để chọn ra những tranh đạt giải. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào giữa tháng 7 năm 2018 trên website Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hội Hữu nghị  Việt – Nga, Phân viện Puskin Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Quyết định của Ban Tổ chức là quyết định cuối cùng.

Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng, hoặc hủy bỏ kết quả chấm chọn với những trường hợp bị phát hiện vi phạm bản quyền, vi phạm quy định của BTC. 

7. Giải thưởng

Ban Giám khảo sẽ quyết định những người thắng cuộc ở ba nhóm tuổi. Giải thưởng dành cho các thiếu nhi Việt Nam đoạt giải như sau:

Mỗi nhóm tuổi đều có:

01 Giải Lớn - 01 chuyến đi thăm LB Nga

01 giải Nhất - 5.000.000 (năm triệu) đồng Việt Nam

01 giải Nhì   - 3.000.000 (ba triệu) đồng Việt Nam

01 giải Ba     - 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng Việt Nam

Các giải thưởng đều kèm theo Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.

Buổi lễ trao giải sẽ được các phương tiện truyền thông đưa tin. Bài và ảnh  về cuộc thi sẽ đăng trên trang mạng của Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hội Hữu nghị  Việt - Nga, Phân viện Puskin Hà Nội, Tạp chí Bạch Dương, Cung Thiếu nhi Hà Nội và các trang mạng xã hội.

Các đơn vị đồng tổ chức:

1.     Hội Hữu nghị Nga - Việt

LB Nga, Moskva, Đại lộ Varsava, nhà số 23, văn phòng 320

ĐT: (8-495) 633-78-16

E-mail: [email protected][email protected]

 2. Hội Hữu nghị Việt - Nga

Nhà 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, Viêt Nam

ĐT: (84-024) 38454547; (84) 08044136

E-mail: [email protected]  , [email protected]

 3. Phân viện Puskin Hà Nội

Số 4,  Nguyễn Công Hoan,  Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

ĐT: (84-024) 37714314

E-mail: [email protected]

www.puskinhn.edu.vn

 4. Cung Thiếu nhi Hà Nội

36 - 38 Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Điện thoại: (84-024) 38255038, (84-024) 39393014 Fax: (84-024) 38255038

Dòng sự kiện

Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn
Về khu tưởng niệm chiến tranh ở Kha-tưn, Cộng hòa Bê-la-rút.
THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI
Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 rất đỗi thiêng liêng với mọi người dân Liên bang Nga.