Tin tức - Hoạt động

Một thập kỷ giữ nhiệt lò tiếng Nga tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Ngày 24/11/2023, Khoa ngôn ngữ Nga – Hàn, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập. Tham dự sự kiện có lãnh đạo nhà trường, các thầy, cô và sinh viên của Khoa, đại biểu một số cơ sở giảng dạy tiếng Nga và đại biểu từ quê hương nhà thơ A. Pushkin.

Khoa Tiếng Nga, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) thành lập ngày 5/6/2013 với chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng Tiếng Nga chuyên ngành kinh tế - kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của các đơn vị trong rường. Nhiệm vụ của Khoa từ đầu là xây dựng chương trình và triển khai giảng dạy tiếng Nga kinh tế - kinh doanh cho các khoa trong trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; bồi dưỡng các đối tượng đi học đại học, sau đại học ở Nga và các nước nói tiếng Nga; giảng dạy tiếng Nga du lịch; tăng cường quan hệ hợp tác với Đại sứ quán Nga và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại buổi lễ

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại buổi lễ

Mặc dù khó tuyển sinh, nhưng trong 4 năm đầu (2013 - 2017), Khoa tiếng Nga vẫn có khoảng 100 -150 sinh viên theo học tiếng Nga không chuyên, trong đó hàng năm có sinh viên tham gia kỳ thi Olimpic tiếng Nga và nhận được học bổng toàn phần đi du học tại Liên bang Nga. Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo ngành ngôn ngữ Nga trình độ đại học hệ chính quy. Như vậy, ở thời điểm đó,  trong số các trường đại học ngoài công lập thì HUBT là cơ sở duy nhất đào tạo cử nhân tiếng Nga.

Ông Lê Thanh Vạn - Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa

Ông Lê Thanh Vạn - Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa

Năm 2019, Khoa tiếng Nga được phép mở bộ môn tiếng Hàn không chuyên. Từ đó, khoa được đổi tên thành Khoa Ngôn ngữ Nga – Hàn, hoạt động với phương châm “Giữ lửa cho tiếng Nga và nổi lửa cho tiếng Hàn”. Việc đào tạo thêm tiếng Hàn định hình cho chiến lược phát triển lâu dài của Khoa, tạo không gian rộng, bù đắp, bổ sung cho nhau giữa hai ngôn ngữ tiếng Nga và tiếng Hàn. Từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Khoa phấn đấu để trong thời gian sớm nhất được phép đào tạo cử nhân tiếng Hàn. 

Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế của Đại học liên bang Đông Bắc N.R. Maksimov phát biểu chào mừng tại buổi lễ

Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế của Đại học liên bang Đông Bắc N.R. Maksimov phát biểu chào mừng tại buổi lễ

Cô giáo và sinh viên Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa

Cô giáo và sinh viên Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa

Thật đáng khâm phục những nỗ lực vượt khó và những thành quả của Khoa ngôn ngữ Nga – Hàn (trước đây là Khoa tiếng Nga) Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong việc quảng bá ngôn ngữ xứ sở Bạch Dương tại Việt Nam. Các nhà quản lý Trường đã có những quyết định chiến lược, các thầy, cô của Khoa đã rất tâm huyết, bền bỉ, ghi dấu nhiều mốc son trên chặng đường 10 năm hình thành và phát triển Khoa. Đó là xây dựng khung chương trình đào tạo bài bản dạy tiếng Nga; thu hút sinh viên vào học; khẳng định chất lượng chuyên môn để được phép đào tạo ngành ngôn ngữ Nga trình độ đại học hệ chính quy, đưa Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trở thành trường ngoài công lập đầu tiên đào tạo cử nhân tiếng Nga... Ban giám hiệu nhà trường và các thầy, cô ở Khoa đã nỗ lực để trang bị cho sinh viên các kỹ năng nói, viết thành thạo, am hiểu về văn hóa - lịch sử, kinh tế - xã hội của Nga và Việt Nam. Việc mở bộ môn tiếng Hàn không chuyên từ năm 2019 và đổi tên Khoa tiếng Nga thành Khoa ngôn ngữ Nga – Hàn như hiện nay cũng là một sáng tạo, phù hợp tình hình mới… Tiếng Nga rất khó, cả giảng dạy và học, nhưng những gì Khoa tiếng Nga Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã làm được trong 10 năm qua thật đáng trân trọng và tự hào.

                (Ông Nguyễn Đăng Phát - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Nga, Tổng biên tập tạp chí Bạch Dương)

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng ngôn ngữ cho sinh viên, Khoa ngôn ngữ Nga – Hàn đã tích cực tham gia, có đóng góp đáng kể vào hoạt động đối ngoại chung của Trường. Trong 10 năm qua, Khoa phối hợp với Viện Hợp tác quốc tế của Trường tổ chức và tham gia đón tiếp, làm việc với nhiều đoàn đại biểu ngành giáo dục, đào tạo LB Nga; tham gia đoàn của Trường đi thăm làm việc tại Nga, như đón các đoàn trường Đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Trường Kinh tế cao cấp Moskva, Trường Đại học tổng hợp Vladivostok, Đại học liên bang phương Bắc -Bắc cực - (SAFU), Đại học liên bang Đông Bắc Nga (SVFU).

Năm 2013, TS Vladimir Buyanov - Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế và Luật pháp Moskva (thứ ba từ trái sang) thăm Việt Nam, đã thảo luận với GS Trần Phương - Hiệu trưởng HUBT (thứ tư từ trái sang) và lãnh đạo nhà trường về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Năm 2013, TS Vladimir Buyanov - Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế và Luật pháp Moskva (thứ ba từ trái sang) thăm Việt Nam, đã thảo luận với GS Trần Phương - Hiệu trưởng HUBT (thứ tư từ trái sang) và lãnh đạo nhà trường về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Cùng với đó, dựa vào hạt nhân là cán bộ, sinh viên của Khoa tiếng Nga trước đây, Khoa ngôn ngữ Nga – Hàn hiện nay, Chi hội Hữu nghị Việt – Nga Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập. Chi hội đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hợp tác toàn diện với nhân dân Nga và các đối tác của HUBT tại Nga.

                                                                  P.V

Dòng sự kiện

Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn
Về khu tưởng niệm chiến tranh ở Kha-tưn, Cộng hòa Bê-la-rút.
THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI
Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 rất đỗi thiêng liêng với mọi người dân Liên bang Nga.